7 triết lý công sở để yêu nghề hơn mỗi ngày

Trong công việc, được làm công việc mình yêu chưa đủ, đi làm rồi mới thấy điều cốt lõi cần yêu công việc mình làm. Làm công việc mình thích, nhưng nếu không yêu công việc mình làm thì thậm chí công việc mình làm có thể giết chết đam mê và nhiệt huyết.

Dân copywriting hiểu điều này hơn cả. Bạn yêu con chữ, bạn đam mê biến hóa câu từ, bạn thích sự sáng tạo. Nhưng vào nghề, đi làm rồi mới thấy đầu lúc nào cũng căng như dây chão, nhiều khi phải đặt câu hỏi, liệu mình có đam mê thật không, mình có hợp với ngành này thật không? Đặc biệt là các bạn copywriter mới vào nghề, nếu các bạn cũng đang có những câu hỏi tương tự, hãy ghi nhớ 7 điều dưới đây nhé!

1. Đi làm, càng áp lực càng giúp phát triển khả năng (tiềm ẩn) của bản thân.

Tất nhiên đi làm thì chẳng ai mong áp lực cả. Nhưng không thể thừa nhận ít có công việc nào không có áp lực. Áp lực giúp mình nhận ra khả năng chịu đựng, khả năng phản ứng nhanh, thậm chí là khả năng sinh tồn hay một khả năng tiềm ẩn nào đó mà mình có thể trước đó không hề hay biết.

Lúc bị áp lực quá, mình thường tìm cách đơn giản hóa mọi thứ, làm sao để cảm thấy tất cả vẫn nằm trong tầm kiểm soát của mình, sau đó giải quyết từng thứ 1.

2. Làm việc cùng người giỏi/ kĩ tính sẽ giúp mình hoàn thiện chính mình.

Tất nhiên, khi sếp và đồng nghiệp kĩ tính, suốt ngày bắt lỗi, ai chẳng cảm thấy nản, cảm thấy mệt mỏi này nọ. Nhưng chính trong quãng thời gian làm ở nơi sếp và đồng nghiệp khắt khe nhất lại là quãng thời gian bạn có thể học hỏi và hoàn thiện bản thân nhiều nhất. Bạn sẽ bắt đầu để ý đến những tiểu tiết, tránh mắc phải những lỗi không đáng có để sếp và đồng nghiệp phàn nàn. Bạn cần chủ động hơn, tự tìm kiếm thông tin trước khi trao đổi vấn đề với đồng nghiệp và sếp để không bị hớ. Do đó mà bạn sẽ rèn được sự cẩn thận, làm việc có hệ thống hơn, lúc nào cũng tâm niệm mọi thứ phải thật hoàn hảo.

how to love what you do
One way: Work for it!

3. Làm thêm giờ: Là một cách tích lũy dựa trên quy luật 10.000 giờ.

Chắc các bạn cũng đã biết câu chuyện 10.000 giờ làm việc để trở thành “thiên tài”. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi khi thường xuyên phải làm thêm giờ. Nhưng hãy nghĩ, đó là khoảng thời gian mình sẽ được trải nghiệm nhiều những người khác, tích lũy thêm số giờ để mình có thể giỏi hơn một chút, một chút nữa theo năm tháng. Nếu bạn còn trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm, đây còn là một cơ hội rất tốt cho bạn đấy nhé.

4. Càng tạo ra nhiều giá trị cho công ty, càng nhận lại được nhiều.

Khi bạn có năng lực và mang lại những giá trị cho công ty, không có lý do gì để bạn không đòi hỏi những quyền lợi tương xứng. Một vị sếp tâm lý sẽ biết cách đãi ngộ bạn tốt. Nếu không, hãy tìm những môi trường tốt hơn để bạn có thêm động lực tạo thêm nhiều giá trị cho công ty hơn nữa. Điều này sẽ giúp bạn khám phá được thêm năng lực của mình, đi làm không bị chán nản. Công việc ổn định chính là khi mình tạo được nhiều giá trị cho công ty và công ty trân trọng điều đó.

5. Không ngừng quan sát, học hỏi, tìm tòi và sáng tạo mỗi ngày.

Đây là một trong những kĩ năng sống còn để bạn có thể “sống sót” nơi công sở. Quan sát cách mọi người xử lý công việc, phong cách làm việc của đồng nghiệp, của sếp để học hỏi. Luôn có tinh thần khám phá những kiến thức mới, thông tin mới,  nghiên cứu tài liệu, và nghe đọc nhiều hơn để tự truyền thêm cho mình niềm cảm hứng mỗi ngày. Có như thế, bạn sẽ luôn đi trước đón đầu các xu hướng, tự tin hơn trong công việc và có thể tạo cho mình một phong thái làm việc chuyên nghiệp riêng.

6. Không có gì không giải quyết được trong công việc, quan trọng là mình giải quyết nó theo cách nào tối ưu nhất.

Và quan trọng hơn nữa là sự quyết tâm đối mặt với những vấn đề đó đến cùng.

7. Coi công việc là nguồn sống, không chỉ là nguồn nuôi sống mà còn là thứ nuôi dưỡng tâm hồn.

Vì suy cho cùng, trên đời làm gì có loại áp lực khó khăn mệt mỏi nào mà được trả tiền như áp lực trong công việc đâu!

Khi còn đủ trẻ, vẫn còn có thể cháy hết mình, vẫn còn có thể cống hiến, đừng bao giờ quên thế giới rất rộng lớn và bản thân cần hoàn thiện hơn nữa để có thể có một chỗ đứng vững chắc trên trái đất này. Cố lên bạn nhé!

Xem thêm: 5 tips để “giải thoát” ý tưởng những lúc bế tắc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *